top of page
  • Writer's pictureRose Nguyen

KINH DOANH HOMESTAY LÀ GÌ? 6 BƯỚC ĐỂ KINH DOANH HOMESTAY HIỆU QUẢ DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Updated: Dec 21, 2023

Trong những năm gần đây, ngoài mô hình lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, homestay nổi lên trở thành một xu hướng của những người trẻ yêu thích không gian độc đáo, trải nghiệm mới lạ, đặc biệt là homestay cho cặp đôi. Cùng với nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng, kinh doanh Homestay cũng trở nên phổ biến và được nhiều người sở hữu bất động sản rảnh rỗi muốn kinh doanh, gia tăng thu nhập. Vậy với những người mới, làm sao để bắt đầu kinh doanh homestay hiệu quả? Hãy cùng Dayladau tìm hiểu chi tiết các bước từ A-Z để có thể bắt tay vào "kiếm tiền" ngay hôm nay nhé!


Nội dung:

1. Homestay là gì?


2. Kinh doanh Homestay là gì?

3. Có những loại hình kinh doanh Homestay nào?

4. Tại sao phải hiểu về những loại hình kinh doanh Homestay khác nhau?

5. Tại sao nên chọn kinh doanh Homestay ngắn hạn?

6. Những khó khăn khi kinh doanh homestay

7. 6 bước kinh doanh homestay hiệu quả dành cho người mới bắt đầu



1. HOMESTAY LÀ GÌ?

Trước đây, Homestay được hiểu là một hình thức cung cấp dịch vụ lưu trú trong đó khách du lịch ở tại nhà của người dân bản địa nhằm trải nghiệm trực tiếp văn hóa, lối sống và văn hóa của người dân địa phương. Đồng thời giúp người dân bản địa có thể tăng thêm thu nhập từ việc cho thuê những phòng hoặc không gian trống trong nhà của họ.


Theo thời gian, nhu cầu lưu trú của khách hàng trở nên đa dạng hơn đồng thời xuất hiện nhiều chủ nhà chuyên nghiệp hơn nên Homestay giờ đây biến đổi khá nhiều về hình thức cũng như quy mô.





Homestay hiện tại được hiểu là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trong đó chủ Homestay cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ căn hộ tới khách hàng. Căn hộ này có thể do họ sở hữu, cũng có thể do họ thuê rồi cho thuê lại. Phần lớn chủ Homestay không ở chung không gian lưu trú với khách. Đồng thời hình thức Homestay hiện tại không chỉ hướng đến khách du lịch nước ngoài mà còn nhắm đến tập khách hàng địa phương, lân cận homestay đó.


2. Kinh doanh Homestay là gì?

Như vậy, kinh doanh Homestay ngày nay được hiểu theo nghĩa rất rộng: Kinh doanh Homestay là hoạt động cho thuê một phần hoặc toàn bộ căn nhà cho khách du lịch (Vacation) hoặc khách địa phương có nhu cầu nghỉ dưỡng (Staycation) phục vụ mục đích lưu trú.


Homestay hiện nay được decor rất độc đáo và hiện đại, trở thành xu hướng hẹn hò mới của giới trẻ

Người kinh doanh Homestay có thể là chủ sở hữu căn hộ nhưng cũng có thể là những người kinh doanh thuê lại căn hộ rồi cải tạo lại và cho khách thuê lưu trú.

Đối tượng khách hàng của Homestay giờ đây đa dạng hơn rất nhiều. Không chỉ bao gồm khách du lịch muốn trải nghiệm văn hóa địa phương mà bao gồm cả những khách địa phương lân cận muốn thay đổi không gian sống.


3. Có những loại hình kinh doanh Homestay nào?

Có nhiều cách để phân loại các loại hình kinh doanh Homestay, dựa trên kinh nghiệm kinh doanh homestay nhiều năm và am hiểu về thị trường, Dayladau phân chia thành 3 loại, tuỳ theo đặc điểm và tính chất khác nhau:

3.1. Phân loại theo tính chất sở hữu

  • Chủ nhà cho thuê Homestay: Là hình thức kinh doanh Homestay trong đó chủ sở hữu bất động sản tự kinh doanh cho thuê căn hộ của mình. Khi đó, tỉ suất sinh lời của mô hình này là cao nhất vì không tính đến chi phí thuê mặt bằng, đồng thời về lâu dài chủ nhà có thể tăng giá trị lãi vốn của bất động sản. Mô hình này phù hợp với những chủ nhà có thời gian nhàn rỗi để có thể tự vận hành.

  • Người kinh doanh thuê rồi cho thuê lại: Là hình thức kinh doanh trong đó chủ Homestay thuê lại bất động sản nhàn rỗi, sau đó tiến hành cải tạo rồi cho thuê lại. Với hình thức này, người kinh doanh Homestay không nhất thiết phải tự sở hữu bất động sản mà có thể dùng vốn để thuê rồi cho thuê lại. Người kinh doanh Homestay theo hình thức này có thể chỉ có 1-2 phòng để tạo thu nhập thụ động hoặc một đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp sở hữu chuỗi phòng.


3.2. Phân loại theo thời gian lưu trú

  • Cho thuê Homestay dài hạn: Mô hình cho thuê nhà dài hạn là một loại hình kinh doanh lưu trú trong đó chủ nhà cho thuê nhà trong một thời gian dài, thường là theo tháng hoặc theo năm. Ưu điểm của mô hình này là dòng tiền ổn định, thu nhập ứng trước, doanh thu dự đoán trước và vốn đầu tư ban đầu thấp hơn so với mô hình cho thuê ngắn hạn tương ứng. 

  • Cho thuê Homestay ngắn hạn: Mô hình cho thuê nhà ngắn hạn là một loại hình kinh doanh lưu trú trong đó chủ nhà cho thuê nhà trong thời gian ngắn hơn, thường là theo ngày hoặc theo giờ. Nhờ đó, giá cho thuê theo ngày cao dẫn đến tổng thu nhập mang lại thường được kỳ vọng là cao hơn so với mô hình cho thuê dài hạn. Đổi lại, để kinh doanh hiệu quả mô hình này sẽ cần người kinh doanh đầu tư vốn ban đầu vào thiết kế căn hộ để thu hút được khách hàng.

3.3. Phân loại theo tập khách hàng

  • Khách du lịch (Vacation): Là nhóm khách trong hoặc ngoài nước ở xa, đặt Homestay lưu trú với mục đích du lịch, khám phá địa phương. Loại hình kinh doanh này phù hợp với những Homestay có vị trí trung tâm du lịch ở các thành phố lớn. Hành vi của nhóm khách du lịch thường là book qua đêm, tần suất đi 1 năm trung bình một đến vài lần. 

  • Khách công tác: Là nhóm khách doanh nghiệp, cá nhân tự doanh hoặc nhóm chuyên gia lưu trú phục vụ công việc. Tần suất đặt phòng một năm trung bình một đến vài lần. 

  • Khách địa phương nghỉ dưỡng (Staycation): Là nhóm khách hàng sinh sống và làm việc tại chính địa phương đó nhưng có nhu cầu thay đổi không gian sống bằng cách thuê các chuyến nghỉ dưỡng ngắn hạn để thư giãn, hẹn hò, gặp gỡ, trải nghiệm lưu trú mới mẻ mà không cần phải di chuyển quá xa. Mô hình này phù hợp với những Homestay ở khu vực đông dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng không cần phải nằm ở khu du lịch vẫn có thể tiếp cận được nguồn khách địa phương dồi dào.

4. Tại sao cần hiểu về các loại hình kinh doanh Homestay khác nhau?

Việc hiểu về tính chất và tập khách hàng đi Homestay chính là chìa khoá quan trọng nhất quyết định việc thành công của mô hình Homestay.

Vì trước khi bạn bắt tay vào kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, việc quan trọng nhất cần phải xác định phải là tập khách hàng mục tiêu của bạn là ai.

Từ việc hiểu được tập khách hàng mục tiêu các bạn sẽ quyết định được cần phải thiết kế căn hộ như thế nào, cung cấp các dịch vụ ra sao, chiến lược giá và hình thức bán phòng như thế nào để kinh doanh mô hình Homestay này được thành công.

Trong phạm vi của bài viết, chúng ta sẽ tập trung vào mô hình kinh doanh Homestay lưu trú NGẮN HẠN, hướng vào cả 3 nhóm khách hàng là Khách du lịch, Khách công tác và Khách địa phương.

Trong đó, bài viết sẽ tập trung sâu vào mô hình kinh doanh phục vụ Khách địa phương (Staycation) do đây là một mô hình mới, lượng khách hàng dồi dào, phù hợp với rất nhiều Chủ nhà/ người kinh doanh nhắm đến các căn hộ ở khu vực không phải khu vực quận trung tâm du lịch khách nước ngoài.


5. Tại sao chọn kinh doanh Homestay ngắn hạn? 5.1. Tiềm năng của kinh doanh Homestay ngắn hạn

Loại hình lưu trú homestay mới trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Nguyên nhân là do sự nở rộ của trào lưu “tây balo” và “phượt” của giới trẻ Việt Nam và nước ngoài. Mong muốn của họ là có một nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm văn hóa địa phương. Vì thế, khách sạn hay resort không thể đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng này mà chỉ có loại hình homestay.

Hiện nay, kinh doanh homestay đã nở rộ ở nhiều vùng miền ở Việt Nam. Điển hình như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Hà Giang,… Theo các chuyên gia du lịch, loại hình kinh doanh homestay không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp. Bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý. Thêm vào đó là lợi nhuận không cao như kinh doanh khách sạn, resort,… Vì vậy, kinh doanh homestay đang trở thành lĩnh vực tiềm năng cho những người ít vốn, dân địa phương và dân công sở kiếm lời.

Ngày nay ngoài nhu cầu thuê homestay để du lịch, công tác,... thì với các bạn trẻ hiện đại đi homestay cặp đôi như một hoạt động hẹn hò đổi gió mới lạ và rất được yêu thích.


5.2. Tạo ra thu nhập thụ động

Lợi nhuận luôn là yếu tố đầu tiên quyết định sức hấp dẫn của một lĩnh vực kinh doanh. Với kinh doanh homestay, có nhiều người đã kiếm được mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một tháng.

Lĩnh vực du lịch đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng với đó là chất lượng đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Dẫn đến nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn tăng cao. Bên cạnh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ thì homestay đang dần trở thành xu hướng của nhiều người. Vậy nên nếu làm tốt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về lợi nhuận.

Sau khi setup vận hành căn hộ ổn định sẽ có dòng thu nhập đều hàng tháng. Chi tiết sẽ được đề cập ở Phần 3 của Khóa học Kinh doanh Homestay A-Z.


5.3. Tối ưu giá trị sử dụng của căn hộ

Thay vì bỏ trống hoặc cho thuê dài hạn, người kinh doanh có thể tối ưu thiết kế căn hộ để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng và gia tăng thu nhập.



5.4. Tăng giá trị bất động sản

Thay vì một căn hộ để không bám bụi, việc chứng minh được dòng tiền tốt hàng tháng sẽ giúp bất động sản đó gia tăng giá trị.



6. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI KINH DOANH HOMESTAY

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đi kèm song song cả lợi ích và khó khăn. Mô hình lưu trú homestay cũng vậy. Cùng tìm hiểu những khó khăn gặp phải khi kinh doanh lĩnh vực này sau đây:

6.1 Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Mặc dù nhu cầu lưu trú tại homestay rất lớn. Nhưng do sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này dẫn đến ngày càng nhiều homestay mọc lên. Bởi vậy, sự cạnh tranh thị trường cũng trở nên rất gay gắt. Trước tình hình đó, chủ homestay cần phải chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng của cơ sở mình. Đồng thời, đưa ra mức giá hợp lý để có thể phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Cũng đừng quá lo lắng nếu mô hình kinh doanh homestay du lịch trên các khu vực phố cổ, quận trung tâm đã quá cạnh tranh. Thử tìm hiểu về mô hình kinh doanh homestay ngắn hạn đang còn khá mới và còn rất nhiều tiềm năng mở rộng.

6.2 Khó giữ chân khách hàng cũ

Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ – những người ưa khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ. Do đó, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với một homestay nào đó. Bởi vậy trong quá trình du khách lưu trú, bạn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu. Đồng thời, mang đến cho họ những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, khác lạ. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Từ đó, họ có thể quay lại homestay của bạn hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè đến lưu trú.

6.3 Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa

Đối với một số trường hợp, chủ homestay phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương). Khi đó, nếu bạn không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.

6.4 Rủi ro đến từ khách thuê

Không phải lúc nào khách thuê cũng có ý thức, sử dụng homestay đúng mục đích du lịch và trải nghiệm. Một số trường hợp các nhóm khách thuê vì mục đích sử dụng chất kích thích, bay lắc trá hình. Điều này nếu bị phát giác, chủ homestay sẽ phải gánh trách nhiệm không hề nhỏ. Cộng thêm việc dọn dẹp “chiến trường” sau đó cũng không hề dễ chịu. Vậy nên, cần phải đặc biệt cảnh giác và từ chối ngay nếu có đặc điểm đáng nghi. Ngoài ra, còn xảy ra những tình trạng khách hủy phòng trước giờ check-in, khách book chưa thanh toán và không đến, khách book rồi hủy liên tục để giảm giá,… Vừa mất thời gian, công sức, vừa gây tổn thất doanh thu cho homestay của bạn.


Nền tảng Dayladau sẽ giúp các chủ nhà giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh bởi Dayladau đã có sẵn nguồn khách hàng trung thành, các chủ nhà không còn lo trình trạng khách đặt phòng chưa thanh toán bởi Dayladau chịu trách nhiệm thu chi phí của khách hàng. Bên cạnh đó trong quá trình ở homestay có các vấn đề phát sinh như hỏng hóc đồ đạc, khách vi phạm nội quy phòng,... Dayladau cũng sẽ có chính sách để giảm thiểu và giải quyết vấn đề giữa hai bên. Tải app để trải nghiệm ngay


7. 6 bước kinh doanh homestay hiệu quả dành cho người mới bắt đầu


Toàn bộ cách kinh doanh Homestay chi tiết sẽ được chia sẻ hoàn toàn miễn phí trong 6 phần của Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau, sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ - nhanh chóng - miễn phí những kiến thức nền tảng trước khi bắt đầu mở Homestay.


Tham gia Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z trên Dayladau để kinh doanh homestay hiệu quả

7.1. Bước 1: Tìm hiểu về mô hình Homestay & xác định mục tiêu kinh doanh

Trước khi bắt tay vào kinh doanh bất cứ lĩnh vực gì, việc tìm hiểu chi tiết và xác định mục tiêu cũng là rất cần thiết. Kinh doanh Homestay cũng vậy.

Khi tìm hiểu về mô hình Homestay, bạn sẽ biết mình phù hợp với mô hình kinh doanh homestay ngắn hạn hay cho thuê dài hạn. Đồng thời trả lời được các câu hỏi bạn là chủ sở hữu bất động sản hay là người đi thuê lại để kinh doanh? Bạn kinh doanh homestay như một nguồn thu nhập tay trái hay sẽ nghiêm túc đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để phát triển kinh doanh homestay như một công việc mang lại nguồn thu nhập chính?

Việc xác định và đặt ra mục tiêu càng cụ thể và khả thi với điều kiện của từng người chắc chắn sẽ giúp bạn có một hành trình kinh doanh homestay đạt hiệu quả tốt nhất!

Xem thêm: Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau

7.2. Bước 2: Lập kế hoạch dự toán kinh doanh Homestay chi tiết: Mở Homestay cần bao nhiêu vốn?

Sau khi đã đề ra được mục tiêu cho việc kinh doanh homestay của mình, bạn cần một bản kế hoạch dự toán: dự toán doanh thu, dự toán chi phí đầu tư, thời gian hoàn vốn,...

Việc lên một bản kế hoạch dự toán chi phí kinh doanh Homestay sẽ giúp bạn áng chừng được thời gian bắt đầu có lãi và chuẩn bị được sức khoẻ tài chính trong khoảng thời gian kinh doanh.

Đừng lo lắng nếu bạn chưa có kinh nghiệm gì trong việc lên kế hoạch tài chính hoặc không có nhiều thời gian để tự tìm hiểu, Dayladau sẽ giúp bạn!

Xem thêm: Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau

7.3. Bước 3: Decor và thiết kế Homestay để tối ưu doanh thu

Cùng là một căn phòng với diện tích như nhau và ở cùng một khu vực, bạn có thắc mắc tại sao có những căn hộ lại bán được giá tốt hơn và luôn kín phòng? Điểm khác biệt chính là thiết kế căn homestay của bạn! Tuỳ vào số vốn bạn đầu tư và gu thẩm mĩ của từng người, thiết kế và decor căn phòng sẽ rất đa dạng. Chủ nhà có thể lựa chọn thuê bên thiết kế chuyên nghiệp hoặc tự tham khảo các nguồn trang trí căn hộ như: Pinterest, Facebook, Instagram,...

Các phong cách decor phòng cũng rất đa dạng. Một số Xu hướng decor homestay hot nhất 2023 như: phong cách Bắc Âu (scandinavian), phong cách tối giản (minimalism), phong cách cổ điển (classic), phong cách rustic, phong cách industrial,...

Hoặc đơn giản bạn chỉ cần thêm cho căn hộ các tiện ích: bếp khép kín, WC khép kín, TV/ máy chiếu Netflix, bồn tắm,... cũng sẽ giúp gia tăng giá bán cho căn hộ của bạn.


7.4. Bước 4: Vận hành kinh doanh Homestay để tối ưu về chi phí

Với những người chưa bao giờ kinh doanh, việc vận hành homestay chắc chắn là một bài toán khó. Dayladau sẽ hướng dẫn chi tiết cho các chủ nhà các cách để vận hành kinh doanh homestay tối ưu chi phí tốt nhất. Chi tiết sẽ có trong Chương 4 - Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z


Xem thêm: Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau

7.5. Bước 5: Tìm hiểu các kênh bán phòng Homestay hiệu quả và phương pháp đạt tỉ lệ kín phòng cao

Ngoài việc tự bán truyền thống, các chủ nhà có thể tham khảo một số kênh bán phòng homestay hiệu quả và phương pháp đạt tỉ lệ kín phòng cao như: Facebook, Tiktok, AirBnB, Booking, Dayladau,... Đây đều là những nền tảng bán phòng đã có sẵn lượt khách hàng nên việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu kinh doanh.

Đăng bán homestay của bạn trên Dayladau (Tải app ngay) để tăng tỉ lệ kín phòng, gia tăng thu nhập hiệu quả ngay bây giờ!

Xem thêm: Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau

7.6. Bước 6: Xử lý phàn nàn của khách hàng và khủng hoảng truyền thông

Trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là những ngành dịch vụ như kinh doanh homestay ngắn hạn, việc phải đáp ứng các nhu cầu và mang lại sự hài lòng cho khách hàng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên khó tránh khỏi những "sự cố" những phàn nàn của khách hàng để "cứu vãn" mối quan hệ với vị khách đó và hạn chế tối đa việc dẫn tới khủng hoảng truyền thông. Chi phí marketing và tư vấn bỏ ra cho mỗi khách hàng là không hề nhỏ, do vậy đừng tiếc công sức để xử lý những vấn đề của khách. Hơn nữa, việc làm hài lòng các khách hàng sẽ giúp biến khách hàng trở thành "fan cứng" homestay của bạn, khách đặt lại nhiều lần và giới thiệu cho những khách hàng khác. Đây chẳng phải là Marketing 0 đồng hay sao?

Xem thêm: Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau

Nếu bạn đã tìm hiểu kinh doanh homestay là gì, có những kiến thức cơ bản để kinh doanh homestay và đã có phòng để sẵn sàng cho thuê, hãy thử đăng bán homestay của bạn trên Dayladau (Tải app ngay) để tăng tỉ lệ kín phòng, gia tăng thu nhập hiệu quả ngay bây giờ!

14 views0 comments
bottom of page