top of page
  • Writer's pictureRose Nguyen

STAYCATION LÀ GÌ? VÌ SAO STAYCATION SẼ LÀ MÔ HÌNH KINH DOANH HIỆU QUẢ TRONG NHỮNG NĂM TỚI ĐÂY?

Updated: Jan 30

Staycation là khái niệm được ghép bởi "stay" (ở lại) và "cation" (chuyến du lịch). Nghĩa là một chuyến du lịch trải nghiệm tại chính gần nơi đang sống mà không cần đi xa.

Nhờ lợi ích tiết kiệm chi phí và thuận tiện có thể "du lịch" bất cứ khi nào nên Staycation ở homestay ngày càng được các bạn trẻ yêu thích. Bắt kịp nhu cầu này, kinh doanh homestay theo hướng Staycation trở thành một mô hình kinh doanh mới hiệu quả lợi nhuận cao. Cùng Dayladau tìm hiểu về mô hình kinh doanh siêu hot này nhé!


 

NỘI DUNG:

3. Khách hàng của mô hình kinh doanh này là ai? So sánh hành vi 2 nhóm khách Vacation (Airbnb) và Staycation (Dayladau)?

 

1. STAYCATION LÀ GÌ?

1.1. Tại sao có xu hướng Staycation?

Đại dịch Covid diễn ra đã làm thay đổi rất nhiều hành vi của con người. Trong tình hình rất khó để đi du lịch xa, cùng với áp lực từ công việc và cuộc sống, các bạn trẻ nảy sinh ra nhu cầu được chữa lành và nghỉ dưỡng nhưng vẫn đảm bảo không tốn kém quá nhiều chi phí và thời gian.

Trên thế giới, Staycation đã xuất hiện từ khá lâu nhưng có lẽ phải đến khi dịch Covid diễn ra, xu hướng này mới trở nên hot hơn bao giờ hết bởi những lợi ích của nó mang lại. 

Staycation là khái niệm được ghép bởi "stay" (ở lại) và "cation" (chuyến du lịch). Nghĩa là một chuyến du lịch tại chính nơi đang sống mà không cần phải đi xa.




Hiểu đơn giản, Staycation là một hình thức du lịch tại chỗ. Theo đó, bạn có thể trải nghiệm, nghỉ ngơi, thư giãn tại các địa điểm gần nơi mình sống với chi phí “hạt dẻ”. 

Ví dụ, nếu bạn đang ở Hà Nội, bạn có thể đặt một trải nghiệm nghỉ dưỡng hẹn hò tại homestay Hoàn Kiếm, homestay Tây Hồ, homestay Cầu Giấy, Đống Đa, hoặc hẹn hò tụ tập ở ngoại thành như Sóc Sơn, Vinhomes Ocean Park… với rất nhiều các hoạt động như nấu ăn, xem phim máy chiếu Netflix and chill, bồn tắm thư giãn



Khác với việc đặt phòng Nhà nghỉ, khách sạn thông thường… các bạn trẻ đặt Staycation để tìm kiếm các trải nghiệm thay đổi không gian sống, “chữa lành”, nghỉ ngơi hơn cả việc chỉ tìm một nơi lưu trú thông thường.

Một chuyến Staycation có chi phí thấp hơn nhiều so với các kỳ nghỉ truyền thống. Tất nhiên, chúng an toàn hơn khi bạn không phải di chuyển xa và tiếp xúc với nhiều người. Đôi khi chỉ cần những điều giản đơn trên chính vùng đất mình sống cũng mang lại một niềm hạnh phúc đáng giá.


1.2. Vì sao Staycation lại trở thành xu hướng bùng nổ ở Việt Nam?

Staycation là mô hình cho thuê lưu trú kiểu mới đặc biệt phát triển rầm rộ sau thời gian Covid-19, trong đó khách hàng (thường là nhóm bạn trẻ) tìm kiếm các hình thức lưu trú và trải nghiệm ngắn hạn (theo ngày, theo giờ) ngay gần nơi họ đang sinh sống và làm việc.

Ngay cả khi Covid kết thúc, hình thức này vẫn ngày càng phát triển đặc biệt ở các thành phố lớn. Nó xuất phát từ nhu cầu của các bạn trẻ không phải lúc nào cũng có thể sắp xếp đi du lịch ở xa - vốn cần nhiều thời gian, tiền bạc, công sức - nhưng vẫn muốn thay đổi không gian sống và trải nghiệm. Họ sẽ muốn thay đổi không gian sống, hẹn hò, “đổi gió”, “chữa lành”, nghỉ dưỡng… Và họ lựa chọn ở những căn hộ Homestay có thiết kế decor độc lạ, mang trải nghiệm mới mẻ, không gian riêng tư… vì mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ và mức giá rất hợp lý.



Staycation đang trở thành xu hướng bùng nổ không thể cưỡng lại ở Việt Nam vì những lợi ích không thể phủ nhận:

  • Dễ thu xếp thời gian: Điểm mạnh của staycation chính là không tốn thời gian di chuyển quá nhiều. Do đó, những chuyến đi này có thể thực hiện vào cuối tuần hoặc bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh và bạn sẽ không cần phải xin nghỉ làm mà vẫn có thể dành thời gian thư giãn cho bản thân.

  • Nhanh gọn - thuận tiện - dễ dàng, bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn: Trong cuộc sống hối hả như hiện nay, dường như việc lên kế hoạch cho một chuyến đi dài ngày tốn rất nhiều công sức. Tuy nhiên với staycation, bạn hoàn toàn có thể đi bất cứ khi nào, bởi không tốn nhiều chi phí hay thời gian di chuyển, do đặc thù của staycation là các chuyến đi trong khu vực bạn sống.

  • Tiết kiệm chi phí: Staycation có thể giúp bạn tiết kiệm được một số tiền không nhỏ, bao gồm vé máy bay, tàu xe, tiền làm thủ tục visa… hay các chi phí bất ngờ có thể phát sinh trong một số chuyến du lịch dài ngày.

  • Nhiều hoạt động thú vị: Thay vì một không gian sống đã quá nhàm chán, một buổi hẹn hò thú vị của cặp đôi có thể được làm mới chỉ bằng một buổi Staycation tại một căn homestay xinh xắn. Tại đây cặp đôi hẹn hò đổi gió bằng các hoạt động như: xem phim Netflix máy chiếu, tắm bồn cùng nhau, chuẩn bị đồ nấu ăn, chơi boardgame... 

Một căn phòng với decor độc đáo sẽ làm mới lại cuộc sống của bạn. Các homestay ngày nay được đầu tư về thiết kế khá nhiều, đa dạng phong cách: Cổ điển, Minimalism, Rustic, Industrial... giúp khách hàng lựa chọn một không gian sống dễ dàng. 


Còn đối với Chủ nhà (người cho thuê), xu hướng này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn:

  • Đa dạng địa điểm: Bạn có thể dễ dàng cho thuê nhà theo mô hình ngắn hạn ngay cả khi căn hộ của bạn ko nằm ở vị trí trung tâm du lịch: Do khách hàng Staycation có thể đặt ở bất cứ nơi đâu gần nơi họ làm việc và sinh sống, nên rất nhiều người giờ đây có thể chuyển hướng cho thuê căn hộ của họ từ dài hạn sang ngắn hạn theo hướng Staycation. Căn hộ của họ ko còn cần phải nằm ở quận trung tâm du lịch nữa mà ở các quận đông dân cư hay ngoại thành vẫn có thể cho thuê ngắn hạn được.

  • Tăng tỷ suất kín phòng và lợi nhuận từ cho thuê ngắn hạn: Do giờ đây, căn hộ cho thuê có thể kết hợp nhiều nguồn khác (khách du lịch, khách Staycation, khách công tác, khách theo ngày, theo giờ…) nên tỷ lệ lấp kín phòng cao hơn và tối ưu được các giờ trống phòng để tăng lợi nhuận.

2. MÔ HÌNH KINH DOANH HOMESTAY NGẮN HẠN (STAYCATION) LÀ GÌ?

Mô hình cho thuê nhà ngắn hạn là một loại hình kinh doanh lưu trú trong đó chủ nhà cho thuê nhà trong thời gian ngắn, thường là theo ngày hoặc theo giờ. Nhờ đó, giá cho thuê theo ngày cao dẫn đến tổng thu nhập mang lại thường được kỳ vọng là cao hơn so với mô hình cho thuê dài hạn. Đổi lại, để kinh doanh hiệu quả mô hình này sẽ cần người kinh doanh đầu tư vốn ban đầu vào thiết kế căn hộ để thu hút được khách hàng.

Mô hình này sẽ tập trung sâu vào mô hình kinh doanh phục vụ Khách lân cận (Staycation). Đây là một mô hình mới, lượng khách hàng dồi dào, phù hợp với rất nhiều Chủ nhà/ người kinh doanh nhắm đến các căn hộ ở khu vực không phải khu vực quận trung tâm du lịch khách nước ngoài.

Còn đối với những căn hộ đã và đang kinh doanh với nhóm khách du lịch (Vacation) trên các nền tảng OTA như Airbnb/ Booking.com, việc kết hợp với mô hình kinh doanh Staycation cũng giúp chủ nhà gia tăng tỷ lệ kín phòng. 


Ảnh: Tỷ lệ kín phòng kinh doanh kết hợp Airbnb và Dayladau

(Trong ảnh, màu xanh lá cây là các booking đến từ Dayladau, màu xanh dương là booking do chủ nhà tự bán ngoài và màu xám là đến từ Airbnb. Lịch được trích xuất từ màn hình quản lý lịch trên app Dayladau For Partner.)



Lý do bởi với hành vi của khách đi du lịch, phần lớn các quyết định đặt phòng thường được đưa ra từ trước. Trong khi hành vi của nhóm khách Staycation lại thường đưa ra quyết định rất nhanh chóng, ngay tại chỗ, theo các khung giờ linh hoạt. 

Chính hành vi này của hai nhóm khách hàng này sẽ giúp tăng tỉ lệ kín phòng listing Airbnb của bạn: Airbnb là nhóm khách hàng du lịch đặt trước từ sớm sẽ mang lại 40-80% nguồn khách cho listing của bạn. Vậy bạn sẽ còn lại 20-60% các ngày trống trên listing.

Khi đó, đến gần ngày, bạn có thể setup chính sách giá theo giờ, theo ngày tốt để tiếp cận đến nhóm Staycation để lấp kín những ngày trống còn lại.


3. Khách hàng Staycation là ai? So sánh khác biệt hành vi giữa nhóm khách Du lịch Vacation (Airbnb) và khách Nghỉ dưỡng Staycation (Dayladau)?

Khách lân cận nghỉ dưỡng (Staycation): Là nhóm khách hàng sinh sống và làm việc tại chính địa phương đó nhưng có nhu cầu thay đổi không gian sống bằng cách thuê các chuyến nghỉ dưỡng ngắn hạn để thư giãn, hẹn hò, gặp gỡ, trải nghiệm lưu trú mới mẻ mà không cần phải di chuyển quá xa. 

Mô hình này phù hợp với những Homestay ở khu vực đông dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng không cần phải nằm ở khu du lịch vẫn có thể tiếp cận được nguồn khách địa phương dồi dào.

Với mô hình Staycation này, chi phí bất động sản (mua hoặc thuê) thường thấp hơn ở các quận trung tâm du lịch đắt đỏ, nhưng giá cho thuê có thể ngang bằng hoặc gần tương đương với cho thuê khách du lịch, nên dẫn đến đây là một bài toán kinh doanh vô cùng hấp dẫn với các chủ nhà.

So sánh sự khác biệt giữa nhóm Khách Du lịch (Vacation) và Khách nghỉ dưỡng (Staycation):



Khách Vacation (Airbnb)

Khách Staycation (Dayladau)

Mục đích

Mục đích đi du lịch, nghỉ dưỡng, khám phá văn hoá

Mục đích đi hẹn hò, đổi gió, thay đổi ko gian sống

Khoảng cách di chuyển

Thường di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, đất nước này sang đất nước khác

Thường di chuyển trong thành phố họ đang làm việc và sinh sống

Thời gian lưu trú

Thời gian lưu trú trung bình 2-3 ngày

Đặt phòng 1 ngày hoặc theo giờ

Đặt trước

Cần thời gian sắp xếp, lên kế hoạch nên thường đặt trước sớm

Ko cần lên kế hoạch trước, có thể đi luôn bất cứ lúc nào

Tần suất

Tần suất đi một vài lần 1 năm

Tần suất đi một vài lần 1 tháng

Mức chi trả

Mức chi trả thường cao hơn do đi 1 vài lần

Mức chi trả thấp hơn do đi thường xuyên

Hành vi quay lại

Thường ko trực tiếp quay lại mà giới thiệu cho bạn bè người thân

Thường quay lại thường xuyên

4. Tại sao nên chọn kinh doanh Homestay ngắn hạn theo hướng Staycation?

  • Tạo lợi nhuận tốt: Nếu có cách thức tiếp cận đầu tư bài bản, mô hình kinh doanh Homestay ngắn hạn thường mang lại lợi nhuận cao hơn so với mô hình cho thuê Homestay dài hạn. 

  • Tạo thu nhập thụ động: Sau khi setup căn hộ và đi vào ổn định sẽ tạo ra nguồn thu nhập thu động đều đặn hàng tháng

  • Tối ưu giá trị sử dụng của căn hộ: Thay vì bỏ trống hoặc cho thuê dài hạn, người kinh doanh có thể tối ưu thiết kế căn hộ để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng và gia tăng thu nhập.

  • Tăng giá trị bất động sản: Chứng minh được dòng tiền tốt hàng tháng sẽ giúp bất động sản đó gia tăng giá trị.


5. Những thách thức khi kinh doanh Homestay ngắn hạn Staycation

Đi kèm với những tiềm năng và tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn, kinh doanh ngắn hạn theo hướng Staycation cũng đi kèm những thách thức mà Chủ kinh doanh cần lường trước được để có hướng giải pháp phù hợp:

  • Tìm kiếm khách hàng khó khăn do kinh doanh tự phát: Mô hình kinh doanh homestay Staycation ngắn hạn vẫn được đánh giá là đang còn khá mới và còn rất nhiều tiềm năng mở rộng, nhưng các nền tảng OTA như Airbnb và Booking.com lại thường tập trung vào nguồn khách du lịch nên nếu bạn kinh doanh khách Staycation, khả năng tìm kiếm khách hàng của chủ nhà sẽ có nhiều hạn chế. Chủ nhà thường phải tự chạy quảng cáo hoặc chủ yếu qua mô hình Cộng tác viên nên có rất nhiều hạn chế. Thay vì vậy, hãy tìm hiểu giải pháp đăng bán Homestay tại những nền tảng chuyên về Staycation như Dayladau ở phần 6 của bài viết này.

  • Không quản lý được lịch đặt phòng từ nhiều kênh, tốn kém chi phí quản lý: Do phải tự bán qua nhiều kênh hoặc Cộng tác viên nên các chủ nhà thường gặp phải tình trạng đặt trùng lịch phòng (overbook), mất nhiều nhân sự để trả lời và tìm phòng, không quản lý được các đơn đặt phòng… Tất cả những khó khăn này sẽ được gợi ý giải pháp ở phần 6.

  • Khó giữ chân khách hàng cũ: Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ – những người ưa khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ. trong khi người kinh doanh Homestay thường là mô hình tự phát. Bởi vậy trong quá trình du khách lưu trú, chủ nhà cần phải đảm bảo chất lượng xuyên suốt dịch vụ đạt yêu cầu. Đồng thời, thỉnh thoảng mang đến cho họ những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, khác lạ. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Từ đó, họ có thể quay lại homestay của bạn hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè đến lưu trú.

  • Rủi ro đến từ khách thuê: Không phải lúc nào khách thuê cũng có ý thức, sử dụng homestay đúng mục đích du lịch và trải nghiệm. Một số trường hợp các nhóm khách thuê vì mục đích sử dụng chất kích thích, bay lắc trá hình… Điều này nếu bị phát giác, chủ homestay sẽ phải gánh trách nhiệm không hề nhỏ. Cộng thêm việc dọn dẹp “chiến trường” sau đó cũng không hề dễ chịu. Vậy nên, cần phải đặc biệt cảnh giác và từ chối ngay nếu có đặc điểm đáng nghi.Ngoài ra, còn xảy ra những tình trạng khách hủy phòng trước giờ check-in, khách book chưa thanh toán và không đến, khách book rồi hủy liên tục để giảm giá,… Vừa mất thời gian, công sức, vừa gây tổn thất doanh thu cho homestay của bạn.


6. Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh homestay ngắn hạn dành cho người mới bắt đầu?

Dayladau là nền tảng đặt phòng kết nối chủ nhà Homestay/ căn hộ dịch vụ/ villa nghỉ dưỡng với nguồn khách hàng nội địa lân cận đặt phòng nghỉ dưỡng (Staycation) theo ngày, theo giờ.

Dayladau tập trung vào nguồn khách trẻ nội địa lưu trú ngắn hạn phục vụ nhu cầu đổi gió, hẹn hò, nghỉ dưỡng, khám phá trải nghiệm... gần nơi họ đang sinh sống và làm việc.

Với sự am hiểu hành vi và tập khách hàng địa phương, Dayladau cung cấp các hình thức đặt phòng giúp bạn dễ dàng tiếp cận tới tập khách hàng tiềm năng xung quanh căn hộ của bạn - ngay cả khi Homestay/ Căn hộ của bạn không nằm ở khu vực trung tâm du lịch.



Với Dayladau, các chủ nhà có thể dễ dàng tiếp cận với tập khách hàng tiềm năng lân cận chỉ mất vài phút!

Khi trở thành chủ nhà trên Dayladau, các chủ nhà sẽ được tham gia vào chương trình Bảo hiểm dành cho Chủ nhà giúp bảo vệ quyền lợi của chủ nhà khi xảy ra các thiệt hại từ phía khách hàng trong quá trình đặt phòng.

Với phương châm đặt chất lượng phục vụ lên hàng đầu, Dayladau sẽ liên tục cập nhật các chính sách Bảo hiểm để Chủ nhà có thể an tâm kinh doanh, tối ưu doanh số.


Ngoài ra, toàn bộ cách kinh doanh Homestay chi tiết sẽ được chia sẻ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ trong 6 phần của Khoá học Kinh doanh Homestay A-Z của Dayladau, sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ - nhanh chóng - miễn phí những kiến thức nền tảng trước khi bắt đầu mở Homestay.




Nội dung chương: ​Homestay là gì? Kinh doanh Homestay là gì? Có những loại hình kinh doanh Homestay nào? Kinh doanh Homestay cần gì? Cách kinh doanh Homestay? Mở Homestay cần bao nhiêu vốn? Kinh doanh Homestay cần giấy phép gì? Nên tự làm hay chọn hợp tác kinh doanh Homestay? Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thực tế Homestay từ chủ chuỗi Homestay 65 căn hộ ngắn hạn?


Nội dung chương: Tại sao trước khi bắt đầu cần lập kế hoạch tài chính kinh doanh Homestay chi tiết? Mẫu kế hoạch kinh doanh Homestay gồm những gì? 5 bước lập Bảng dự toán kinh doanh Homestay? Đàm phán và ký kết Hợp đồng?


Nội dung chương: Nguyên tắc để thiết kế Homestay đẹp mang lại doanh thu cao, 3 sai lầm nên tránh khi thiết kế căn hộ, Gợi ý 5 phong cách thiết kế Homestay - tặng kèm bản vẽ (Phong cách Rustic, Phong cách Scandinavian, Phong cách Industrial, Phong cách Vintage, Phong cách hiện đại).


Nội dung chương: Tự vận hành hay hợp tác kinh doanh Homestay? Tại sao phải nắm được nguyên tắc quản trị nhân sự? 4 cơ chế thúc đẩy năng suất nhân s? 3 nguyên tắc quản trị nhân sự? Sơ đồ nhân sự vận hành Homestay? (Cohost, Cleaner dọn dẹp, Nhân sự kỹ thuật, Nhân sự kế toán)? Hướng dẫn áp dụng phần mềm Dayladau For Partner vào tối ưu vận hành.


Nội dung chương: Ranking là gì? Ranking ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu bán phòng? Các yếu tố ảnh hưởng đến ranking trên Dayladau? Các yếu tố giúp tối ưu lượt hiển thị ở trang thông tin listing chi tiết? Làm thế nào để tối ưu chính sách giá trên Dayladau? Gợi ý chiến thuật giá cho listing mới? Chọn lựa Chính sách hoa hồng để tăng ranking? Đồng bộ lịch để đảm bảo đặt phòng & Giảm tỉ lệ huỷ? Review ảnh hưởng đến doanh thu của bạn như thế nào?


Nội dung chương: Tại sao đảm bảo chất lượng trải nghiệm khách hàng vô cùng quan trọng? Review ảnh hưởng đến doanh thu đặt phòng của bạn như thế nào? Nguyên tắc ứng xử ngành dịch vụ? Mô hình trải nghiệm khách hàng kiểu mới? Bạn sẽ mất gì khi khi chọn cách đối đầu thay vì hợp tác? Effortless Experience là gì? Tại sao Effortless Experience quan trọng? Hướng dẫn cách đạt được nhiều review 5 sao? 3 cấp độ phàn nàn của khách hàng? 3 bước xử lý phàn nàn của khách hàng tương ứng với các cấp độ? Hướng dẫn cách để cung cấp những trải nghiệm WOW cho khách hàng?




Còn nếu bạn đã sẵn sàng để chớp lấy cơ hội thì hãy bắt đầu ngay hôm nay để đón nhận cơ hội kinh doanh mới với mô hình Staycation: https://dayladauhost.com


68 views0 comments
bottom of page